Bắt đầu từ năm học 2020 – 2021Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, phòng giáo dục và đào tạo huyện Bắc Hà đã chỉ đạo thực hiện tích hợp lồng gắn hoạt động dạy học STEAM vào các hoạt động giáo dục trẻ. Căn cứ vào các văn bản và quan điểm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành, trong hai năm học 2020 – 2021, 2021 – 2022 Trường mầm non Thị trấn đã chỉ đạo một trong các chuyên đề trọng tâm của năm học này là tổ chức và nâng cao các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo tại các nhóm lớp. Như chúng ta đã biết giáo dục STEAM là quá trình tích hợp kiến thức của khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ và nghệ thuật. Việc tích hợp, lồng ghép hoạt động STEAM vào các hoạt động hằng ngày của trẻ sẽ giúp trẻ được thỏa sức trải nghiệm, khám phá thử nghiệm, thực hành thỏa mãn được niềm vui, sự tò kích thích và khơi gợi ở trẻ niềm đam mê với khoa học và công nghệ.
Để thực hiện có hiệu quả hoạt động STEAM thì ngay từ đầu năm học 2020 – 2021 sau khi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn hè tại phòng GD&ĐT thì CBQL, tổ cốt cán nhà trường, giáo viên đã cùng nhau thảo luận, xây dựng và tổ chức hội thảo 1 dự án STEAM kết hợp cùng hội thảo của phòng GD&ĐT để giáo viên trong trường nắm được các bước của hoạt động STEAM, cách để lồng gắn hoạt động STEAM vào hoạt động giáo dục hằng ngày của trẻ thật nhẹ nhàng mà vẫn đảm bảo được mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non.
Khi mới tiếp cận hoạt động STEAM thì bản thân giáo viên không khỏi bỡ ngỡ, lo lắng đặt ra những câu hỏi như lựa chọn 1 dự án STEAM cần phải dựa vào tiêu chí nảo? làm sao để lồng gắn được 6 bước của hoạt động STEAM vào tiết học đạt được hiệu quả cao nhất? STEAM là 1 hoạt động giáo dục mới làm thế nào để phụ huynh hiểu tham gia và ủng hộ? Khi thực hiện 1 dự án STEAM làm thế nào để giúp trẻ được sáng tạo, trải nghiệm mà vẫn giữ được an toàn cho trẻ,…và rất nhiều câu hỏi khác. Nhưng nhờ sự chỉ đạo, sát sao, tận tình của chuyên môn phòng GD&ĐT, CBQL, tổ cốt các nhà trường sau khi tổ chức hội thảo với sự trao đổi, thảo luận sôi nổi từ GV, thì bản thân giáo viên trong trường đã hiểu được để lựa chọn 1 dự án STEAM cần dựa vào mục tiêu chương trình giáo dục mầm non, bám sát với thực tế cơ sở vật chất của nhóm lớp mình và quan trọng nhất là phù hợp với đối tượng trẻ tại nhóm lớp mình.
VD: Đối với chủ đề “Bản thân” giáo viên có thể lựa chọn thực hiện các dự án khác nhau như “Làm tai nghe điện thoại”, “Làm mô hình bàn tay rooboot”. “thiết kế váy thời trang”, “Làm hộp ngửi mùi hương”
Cũng như môi trường tổ chức cho trẻ hoạt động góc, môi trường cho trẻ thực hiện hoạt động STEAM cũng rất đa dạng và phong phú về vật liệu chơi và cách bố trí đồ dùng đồ chơi. Tùy thuộc từng dự án mà giáo viên bố trí vật liệu chơi cho trẻ, vật liệu cần phong phú, đa dạng về cả số lượng, chất liệu. Vật liệu chơi càng phong phú, đa dạng thì sự sáng tạo, thử nghiệm của trẻ lại càng nhiều.Đối với môi trường cho trẻ hoat động STEAM chúng ta hãy tạo môi trường cho trẻ được “nghịch” và “bẩn” theo cách mà trẻ muốn.
Đối với những vật liệu cần đảm bảo sự an toàn cao giáo viên có thể thực hành thử nghiệm trước để trẻ biết vì sao cần phải cẩn thận với những vật liệu đó.
VD: 1 chiếc bát nhựa khi rơi thì không thể vỡ, 1 chiếc bát sứ khi rơi có thể bị vỡ nên trẻ cần phải cẩn thận khi sử dụng
Cùng với sự nỗ lực và cố gắng của giáo viên và sự đồng hành giúp đỡ từ chuyên môn PGD&ĐT trong 2 năm qua bản thân giáo viên trong trường khi tổ chức các dự án STEAM đã có thêm kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động STEAM lồng gắn tích hợp vào các hoạt động hằng ngày của trẻ. Qua hoạt động STEAM việc tổ chức các hoạt động trở có hiệu quả hơn. Bản thân biết lựa chọn tên các dự án STEAM tích hợp, lồng gắn vào các hoạt động, chủ đề sao cho phù hợp với đối tượng trẻ tại nhóm lớp.
Sau các dự án STEAM trẻ được lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng để vận dụng vào thực hành, trải nghiệm, chế tạo.Trẻ hứng thú, yêu thích khi được tham chế tạo sản phẩm. Trẻ có kỹ năng sử dụng các loại đồ dùng, học liệu khác nhau.
Trẻ được tiếp xúc với thế giới xung quanh giúp trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động khác đồng thời mở rộng sự hiểu biết của trẻ về thế giới bên ngoài.
Góc STEAM có nhiều sản phẩm hơn làm cho phụ huynh phấn khới và yên tâm hơn. Vì thế mà phụ huynh đã có những cách nhìn nhận tốt hơn về tình hình học tập của con em mình. Từ đó có những đóng góp tích cực đối với các hoạt động STEAM của lớp, sưu tầm đồ dùng, vật liệu có sẵn tại địa phương.




